当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Baniyas Club, 23h00 ngày 31/1: Chiến thắng thuyết phục 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Aizawl vs Shillong Lajong, 20h30 ngày 30/1: Tự tin trong cuộc đua trụ hạng
"Bác sĩ, vợ con tôi sao rồi?", Hào sốt ruột hỏi bác sĩ. "Chúng tôi xin lỗi, tôi biết anh chị rất mong đứa con này nhưng đứa bé đã mất trong bụng mẹ", bác sĩ buồn bã nói với Hào.
Cũng trong tập này, Hồng (Ngọc Lan) buồn bực tâm sự với bạn thân về Mô (Thái Hòa). "Anh ấy dám đi tìm chủ nợ để xin hoãn nợ cho tao", Hồng nói.
Thấy bạn thân vun vén Hồng tới với Mô, cô buồn bã nói: "Trong lòng anh ấy chỉ có một người thôi, chưa bao giờ anh ấy quên người ấy. Người đó mới xuất hiện".
Ở một diễn biến khác, Loan (Huỳnh Hồng Loan) gào khóc gọi Mô ngoài cửa, mong được gặp Hạt Dẻ (bé Suri).
Đúng lúc này, người chồng hiện tại của Loan chạy đến kéo cô về. Thấy vậy, Mô và Hạt Dẻ cũng kéo tay Loan tạo nên cảnh tượng hỗn loạn.
Liệu, Loan có thực sự nhớ ra Mô và con gái?, Hào sẽ làm gì khi mất đứa con mong chờ bấy lâu nay?, diễn biến chi tiết tập 34 phim Mẹ rơmsẽ lên sóng tối 28/12, trên VTV1.
Đời thực hạnh phúc bên vợ trẻ của gã anh trai cục súc, tù tội trong 'Mẹ rơm'Lên phim là người đàn ông cục súc hay đánh, mắng người khác nhưng ngoài đời, Cao Minh Đạt là người đàn ông 'chuẩn soái ca'." alt="'Mẹ rơm' tập 34: Hào mất con trong bệnh viện"/>Nữ diễn viên gốc Thanh Hoá nói trước đây cô chưa từng nghĩ mình thành diễn viên vì nhà không có ai theo nghệ thuật và Lương Thanh cũng không biết gì về diễn xuất. Đăng ký 2 trường Đại học nhưng vì trùng ngày thi nên cô chọn Điện ảnh và may mắn đỗ với số điểm đủ để trở thành thủ khoa. Tuy nhiên sau niềm vui ban đầu, Lương Thanh bắt đầu thấy áp lực phải học và diễn xuất thật tốt.
Nữ diễn viên chia sẻ, với bộ phim đầu tiên, Cả 1 đời ân oán, cô phải casting tới 10 lần mới nhận được vai bởi Lương Thanh vẫn còn quá trẻ và chưa từng có kinh nghiệm diễn xuất. Lần đầu đi làm phim, dù học trước kịch bản nhưng ra hiện trường Lương Thanh quên hết sạch thoại vì run. Qua bộ phim thứ 2, Những cô gái trong thành phố, Lương Thanh gặp phải áp lực mới khi đối diện với nhiều bình luận tiêu cực của khán giả về vai diễn. Tuy nhiên vai diễn khiến cô phải đau đầu nhất lại là Trà tiểu tam trong Hoa hồng trên ngực trái.
Lương Thanh với vai Trà 'tiểu tam' trong 'Hoa hồng trên ngực trái'. Đây cũng là vai cô hài lòng nhất đến nay. |
"Không ai nghĩ tôi đóng như vai vậy vì trước đó tôi chỉ vào những vai mong manh, hay bị bắt nạt. Tôi đã đấu tranh tư tưởng nhiều, vui nhưng lo lắng không biết mình có đảm nhiệm được vai Trà hay không", cô nói. Lương Thanh cho biết nếu Những cô gái trong thành phố khiến cô được quan tâm thì Hoa hồng trên ngực trái còn có nhiều khán giả nữa chú ý đến Lương Thanh. Tuy nhiên những bình luận của khán giả không phải lời nào cũng dễ nghe.
Trong suốt vài phút của chương trình Lời tự sự phát sóng trên VTV3 ngày 29/6, Lương Thanh đã khóc khi trải lòng mình. "Trước đây khi nhận những bình luận tiêu cực tôi khóc nhiều. Tôi tổn thương trước những bình luận như: Con nhà quê mà đầy tham vọng. Con nhãi ranh. Hết diễn viên rồi hay sao mà chọn nhân vật này. Chắc phải đổi tình mới có được vai diễn đó.... Đọc những bình luận đó thấy buồn".
Lương Thanh giờ đã bình tĩnh hơn để đương đầu với áp lực. |
Nữ diễn viên 9X nói những lúc cô buồn nhất thì mẹ luôn là người ở bên động viên con gái. "Trước đó mẹ không biết được khó khăn của nghề diễn xuất là thế nào, chỉ biết tôi đi đóng phim chứ không biết tôi phải trải qua cảm xúc như thế nào. Đến khi biết tôi vất vả sáng đi đêm hôm mới về mẹ mới thương. Thấy tôi buồn vì những bình luận trên mạng, mẹ chỉ biết động viên và nói Những người đó biết gì về con đâu mà nói con như thế. Từ đó tôi hiểu người thân trong gia đình quan trọng đến mức nào", Lương Thanh gạt nước mắt nói.
Nữ diễn viên 24 tuổi giờ cô nghĩ mình đã đủ tự tin đương đầu với mọi áp lực. Cô tự đào luyện cho mình bản lĩnh hơn để vượt qua những khó khăn sau này. Lương Thanh nói mẹ luôn ủng hộ cô và xem không sót tập phim nào có con gái đóng. Do vậy nữ diễn viên cho rằng sự trưởng thành qua từng vai diễn của cô là thành quả mang về cho mẹ. Lương Thanh chia sẻ ước mơ lớn nhất của cô là phụ giúp cho mẹ, lo cho gia đình và được khán giả yêu thương.
Mỹ Anh
Vào vai tiểu tam Trà mưu mẹo quá đạt trong 'Hoa hồng trên ngực trái', Lương Thanh đang nhận gạch đá dữ dội đúng như cô dự đoán trước khi phim lên sóng.
" alt="'Trà tiểu tam' Lương Thanh khóc vì bình luận đổi tình lấy vai diễn"/>'Trà tiểu tam' Lương Thanh khóc vì bình luận đổi tình lấy vai diễn
Trong bài phỏng vấn ngày cuối năm với Báo Gia đình và xã hội, Hiệp Gà thẳng thắn chia sẻ về cuộc sống "gà trống nuôi con", đồng thời bày tỏ mong muốn trở lại nghệ thuật với một sự chỉn chu, "sạch sẽ". Đặc biệt anh chia sẻ khát khao được trở lại sân khấu Táo quân - dù chỉ là vài phút.
Khát khao, hy vọng, "thèm muốn" sân khấu
Hiệp Gà được coi là một trong những nghệ sĩ hài được nhà Đài ưu ái khi đời tư bê bối nhưng vẫn nhiều lần được tham gia "bom tấn" Táo quân. Thế nhưng nhiều năm gần đây, anh không còn được ưu ái nữa?
Chính vì thế, nhiều người cũng hỏi tôi: Sao không thấy xuất hiện nữa? Nhưng mình phải hiểu tố chất diễn xuất vẫn còn đó, có cơ hội, có vai phù hợp thì các anh sẽ vẫn nhớ đến mình. Họ chưa nhớ đến là cũng có lý do bởi Táo quân là sân khấu không phải có thể dùng tiền hay vật chất mua được mà phải bằng khả năng, bằng cuộc sống nghệ thuật chỉn chu để tạo ra cơ hội. Chứ không thể vì không được "gọi" mà đến cổng Đài "ăn vạ": Các anh ơi cho em làm Táo với! (Cười)
Những năm qua, tôi hiểu, nghệ sĩ nên giữ gìn hình ảnh còn tôi lại ít quan tâm điều đó. Bản tính hay pha trò cộng thêm sự "cổ vũ" của mọi người rằng ở đâu có Hiệp Gà ở đó vui nên đôi khi tôi lại càng thể hiện sở trường đến mức "lố". Bởi thế, việc để "trượt dài" hình ảnh là điều tôi không lường tới.
Sau những vấp ngã và trong lúc chờ đợi cơ hội trở lại, tôi hiểu bản thân cần thay đổi, "update" thành một phiên bản tốt hơn. Không là bây giờ thì không còn lúc nào cả. Mình không phải còn có thể lớn nữa mà là già rồi!
Khi đã già, anh nhìn lại khoảng chục năm trước đứng sân khấu Táo quân, trải nghiệm và cảm giác khi đó thế nào?
Khi đó chỉ nghĩ rằng đó là một công việc, một vai diễn chứ ít nghĩ rằng đó là một trải nghiệm. Nhưng đến tầm này - khi đã trải qua nhiều biến cố - tôi mới hiểu sâu sắc hơn sự trải nghiệm. Đặc biệt, từ lúc làm bố đơn thân tôi có thời gian nhiều để nghĩ lại, nhìn lại quãng đường đã đi qua.
Nhớ lại nhiều hơn những năm 2009-2011 khi vẫn còn được đứng trên sân khấu Táo quân… Biết nói gì bây giờ? Tôi luôn có trong mình sự khát khao đúng nghĩa, hy vọng được quay trở lại, "thèm muốn" sân khấu ấy. Nếu đánh đổi rằng phải bỏ tất cả show diễn trong vài tháng để được có mặt lại sân khấu Táo quân - dù chỉ vài phút - tôi cũng sẵn sàng.
Vậy chắc hẳn, những ngày cuối năm này, nhìn đồng nghiệp và nhiều diễn viên trẻ đứng trên sân khấu đó, cảm giác rất chạnh lòng?
Nói không chạnh lòng là nói dối. Nhiều khi, tôi thấy xấu hổ và có chút tự ti. Tôi từng tự vấn chính mình: Giá như lúc ấy mình làm thế này, mình không làm thế kia, có lẽ mọi chuyện đã khác. Nhưng đó không phải áp lực hay là điều khiến tôi trăn trở nhất. Tôi tiếc vì khi cơ hội đến mà mình không thể phát huy, tận dụng để đẩy nó lên một tầm cao mới.
Nhưng tiếc nuối hay chạnh lòng cũng không thể làm gì khác. Tất cả là bài học trong cuộc sống và là động lực để mình cố gắng hơn. Và quan trọng nhất là phải biết mình là ai, mình ở đâu, mình đang làm gì. Tôi biết chắc chắn rằng khả năng nghệ thuật của mình còn đến đâu, có thể cố gắng đến đâu. Nắm được điều đó thì mình có niềm vui, niềm tin và có thể làm tốt để đảm bảo cuộc sống. Hiện tại có thể nói cuộc sống của tôi rất tốt, tuyệt vời hơn nhiều so với năm tháng trước đây. Chỉ có công việc là chưa như ý!
"Nhớ thương" sân khấu Táo quân như thế thì đêm Giao thừa anh cũng đợi chờ "bom tấn" này hơn cả một khán giả?
Đây chắc chắn là chương trình tôi đợi chờ mỗi dịp Tết nhưng không phải năm nào cũng xem được đúng lịch lên sóng vì có thể vướng lịch diễn. Dù sao thì tôi vẫn sẽ xem lại vào ngày hôm sau. Tôi không chỉ xem mà còn xem chi tiết, để ý từng li từng tí và luôn khách quan để nhìn nhận.
Tôi thấy hầu như năm nào Táo quân cũng có khán giả chê thế này thế kia nhưng mình từng đứng trên đó, biết được sự sáng tạo của các nghệ sĩ qua từng vai diễn mỗi năm. Khách quan mà nói, theo tôi, Táo quân mỗi năm đều hay, chất hơn những năm trước rất nhiều. Bởi nghệ sĩ thì tinh tế, sắc nét, có kỹ thuật, hỗ trợ hiện đại và đạo diễn luôn già dơ, sáng tạo hơn. Không thể vì năm nay ít "trend", ít câu hài hước mà cho rằng "Táo dở". Như thế là rất buồn với các nghệ sĩ!
Vậy trong dàn nghệ sĩ nhà Táo, ngay cả những "Táo trẻ" kế cận vài năm gần đây, anh ấn tượng với ai nhất?
Trong dàn Táo kỳ cựu thực sự chẳng có ai để chê, toàn những người được "trời" cho sự thông minh, duyên dáng, hài hước,...chẳng còn gì bàn cãi.
Còn dàn "Táo trẻ"? Như tôi đã nói, chỉ nghệ sĩ thực sự xuất sắc mới được chọn vào Táo quân. Trong dàn nhân tố trẻ mà họ được chọn thì chắc chắn phải có lý do. Tôi nhìn thấy ở các bạn ấy nhiệt huyết, sức sáng tạo, sự update 4.0 thành công. Tất nhiên, còn xét đến độ duyên thì dù sao đứng cùng dàn Táo kỳ cựu các bạn ấy vẫn còn hơi non. Đôi chỗ còn có sự vội vàng, vụng về non trẻ, chưa thể già dơ được bằng các anh chị.
Nhưng nên nhớ, ai cũng có giai đoạn đầu non trẻ, các bạn tiến bộ theo từng năm, nỗ lực rất nhiều. Tôi nghĩ các bạn ấy dần dần tiến bộ, xứng đáng là đội ngũ Táo kế cận.
"Không có vợ nhưng tôi may mắn có đến 2 người phụ nữ tuyệt vời bên cạnh"
Rời màn ảnh khá lâu như thế, không biết điều này có "làm khó" cuộc sống "gà trống nuôi con" của anh?
Nói thật là cuộc sống của tôi không quá giàu có, không có nhiều tài sản tích lũy chứ nói khó khăn thì chưa bao giờ. Vì tôi chỉ không xuất hiện trên truyền hình nhưng tại các sân khấu biểu diễn ở ngoài trời, diễn tỉnh, event,... Hiệp Gà vẫn là cái tên được bầu show yêu thích vì tính tôi thoải mái, dễ chịu, dễ giảm cát-xê nên được lòng. (Cười lớn)
Tôi hay nói vui trên mạng xã hội là cố làm đi kiếm nồi bánh chưng chứ nhà tôi nhiều thịt, nhiều đỗ, nhân bánh chưng đủ cả, có thiếu gì đâu. Cũng rủng rỉnh để đáp ứng chi tiêu và mua sắm cho con cái. Như Tết năm nay tôi vẫn có show đến hết tối 29 Tết chứ thường niên là tôi đi diễn qua Giao thừa và về xông nhà luôn. Có năm nào không đi diễn đêm 30, các con còn ngạc nhiên: Sao năm nay bố không đi?
Hiệp Gà và con trai trong những ngày chuẩn bị cho Tết Nguyên đán
Dù thế nhưng ngôi nhà thiếu bàn tay phụ nữ chắc những ngày cuối năm vẫn gặp chút khó khăn - nhất là khi anh còn đi diễn xuyên Tết?
Lý thuyết thì đúng là như thế nhưng tôi may mắn gia đình có đến 2 người phụ nữ là mẹ và con gái. Cô con gái lớp 11 lo toan cho bố từ đôi giày, đôi tất, quần áo đi làm rồi biết cả nấu ăn chiều bố. Còn mẹ tôi thì quá tuyệt vời, biết con thích ăn cá kho là cho ăn cá kho cả tuần. Thích ăn gì là mẹ ốp cho ăn bằng chán thì thôi. (Cười)
Tất nhiên, nói thế thôi chứ thiếu bàn tay người vợ cũng có những bất tiện. Ví dụ: con gái chuẩn bị 5 đôi tất thể nào cũng có 3 đôi trượt; quần áo đôi khi cũng lôm côm; mẹ không tỉ mỉ khi sơ mi trắng chưa giặt kỹ cổ - tay áo đã bỏ máy giặt;... Thế nhưng để lựa chọn giữa việc có 1 người phụ nữ bên cạnh và cuộc sống độc thân vui vẻ hiện tại thì tôi thích như hiện tại hơn. Tất nhiên có cả 2 thì trọn vẹn hơn nhưng không cân đối được thì chấp nhận điều đó.
Tôi đang hình dung, đi diễn xuyên Tết như thế không biết anh đi sắm Tết vào lúc nào đây?
Có sao đâu, vì các show diễn của tôi chủ yếu vào buổi tối nên vẫn còn thời gian ban ngày đưa con sắm tết và trang trí ngôi nhà, bên cạnh người thân. Tôi rất thích không khí chuẩn bị Tết này. Đặc biệt, khi sống đơn thân, việc sắm Tết có phần rôm rả hơn vì tính vốn xông xênh giờ lại không bị ai quản lý tài chính.
Tôi thực sự không thiếu thốn gì - kể cả thời gian, chỉ thiếu bờ vai để tựa vào - nhưng nó không hẳn là quan trọng và không thực sự là cần thiết với tôi trong lúc này.
Tôi muốn nói tôi hài lòng nhưng không phải đang cổ súy chuyện sống đơn thân. Không ai nên chọn cuộc sống đơn thân, đặc biệt là phụ nữ. Sẽ vất vả nhất là cuối năm, có quá nhiều nỗi niềm. Tôi đơn thân nhưng có nhiều may mắn đó là lý do tôi chọn về quê sống.
"Con gái nói bố nên dùng sản phẩm nghệ thuật để chứng tỏ khát khao trở lại"
Con trai 4 tuổi của diễn viên hài Hiệp Gà
Nhưng có một vấn đề là con gái anh năm nay lớp 11 - tuổi ẩm ương như thế không có mẹ bên cạnh, một ông bố đơn thân "đối phó" với rắc rối này ra sao?
Tôi biết con gái đôi khi ngại tâm sự với bố những vấn đề nhạy cảm - nhất là con đang ở tuổi mới lớn nên tôi quan sát con từ xa và đặt nhiều "camera" bạn bè, anh em, thầy cô,… Chỉ cần có 1 vấn đề gì đó tôi sẽ nhẹ nhàng nói với con bằng cách bóng gió xa xôi 1 câu chuyện nào đó. Con cũng đã lớn khôn nên mưa dầm thấm lâu sẽ hiểu vấn đề. Còn về việc học, tôi không bao giờ chọn cách chỉ chích mà luôn đón nhận kết quả và động viên, không gây sức ép.
Bên cạnh đó, thực tế mối quan hệ của con với mẹ đẻ vẫn đặc biệt tốt nên mọi câu chuyện, công việc hàng ngày con vẫn thoải mái chia sẻ với mẹ. Và mối quan hệ giữa tôi và vợ cũ cũng rất tốt, có khi còn tốt hơn xưa. Mối quan hệ 2 bên rất ổn chỉ là không phù hợp để sống chung nữa nên các con cũng thoải mái.
Nói như thế là anh thuộc tuýp phụ huynh nói không với việc giáo dục con bằng roi vọt?
Không! Chính xác thì tôi vẫn thuộc tuýp quan niệm "thương cho roi cho vọt". Có hai lần cụ thể tôi dùng đòn với con gái - đó là khi đã là bố đơn thân. Tôi không phải kiểu bộc phát mà đánh con, mỗi lần đánh tôi đều có lập trình cụ thể và nói rõ với con: nếu con còn lặp lại lỗi đó, con sẽ tiếp tục bị như thế.
Còn với cậu con trai 4 tuổi, thì roi được rải khắp nhà. Tôi đánh là lằn mông đít cho sợ chứ không kiểu doạ doạ vì như thế trẻ con sẽ nhờn.
Đó là những lúc cần dạy con thôi chứ bình thường tôi là ông bố được yêu thương lắm. Mỗi khi về nhà tôi trở thành cái "rốn" để từ bà rồi đến các con trút lên tâm sự.
Riêng cậu con trai, tôi chỉ dám nói chuyện 10 phút chứ đến phút thứ 11 là không thể chịu được vì cậu ấy hỏi nhiều quá. (Cười)
Cô con gái là Bí thư đoàn đấy, không thiếu một chương trình nào ở trường là không đến tay. Tôi còn phải tiết chế bớt lại nhưng con vẫn thích và làm rất tốt các phong trào của trường, thậm chí dàn dựng tiết mục múa như một biên đạo. Khả năng thẩm âm cũng tốt. Nhiều lúc tôi nói vui, hồi bằng tuổi nó bố có mà xách dép.
Còn cậu con trai thì chắc không trượt được nghệ thuật vì có tố chất lắm, bộc lộ từ nhỏ và thần thái rõ ràng.
Con gái tham gia các phong trào đoàn trường như thế thì liệu có khi nào cô bé "ngại" trước những thông tin tiêu cực liên quan đến bố không?
Tôi cũng từng hỏi con, có ảnh hưởng gì hay suy nghĩ gì không? Bạn ấy nói chẳng sao, con chẳng bận tâm. Thực sự, tôi không để con thiếu thốn, thua kém các bạn về điều kiện nhưng nhưng vẫn có nhiều cái lại không bằng. Chính vì thế con có ý thức tự lập rất cao, rất bản lĩnh.
Cũng có khi tôi nói chuyện phỏng vấn, con bảo bố bây giờ lên báo dễ bị ném đá, nói xấu nên con không thích. Nó bảo bố nên im lặng và chứng minh sự trở lại của mình bằng những sản phẩm nghệ thuật thôi!
(Theo GĐXH)
Phong cách biểu diễn đa dạng cùng khả năng hát và biến hóa thành nhiều nhân vật khác nhau khiến những màn biểu diễn của Tự Long trong 'Táo Quân' luôn được khán giả mong chờ.
" alt="Hiệp Gà: Nếu phải đánh đổi để lại được xuất hiện vài phút ở Táo quân, tôi cũng sẵn sàng"/>Hiệp Gà: Nếu phải đánh đổi để lại được xuất hiện vài phút ở Táo quân, tôi cũng sẵn sàng
Tưởng rằng những đứa trẻ này sẽ không phải là một thách thức lớn, Trang lại gần một cậu bé khoảng 11 tuổi để bắt chuyện. Nhưng ngay lập tức, cậu bé hét lên. Trang bị sốc, không hiểu mình đã làm sai điều gì. Về sau, cô mới biết rằng đó là một hành động “thử thách” của những đứa trẻ ở đây.
“Nếu như trẻ em ngoài đường phố có mức độ cảnh giác, phòng vệ cao thì những đứa trẻ khi đã về với tổ chức được một thời gian lại có xu hướng khác. Đó là thử thách người lạ xem người đó có ý định tốt với mình không, có thực sự quan tâm tới mình hay không. Đó là lý do trẻ có những phản ứng ‘gây hấn’ với người lạ”.
Cậu bé mà Trang bắt chuyện trong lần đầu tiên đó, theo quan sát của cô, vẫn hoà đồng, vui vẻ với những đứa trẻ khác và với nhân viên của tổ chức. Dần dần khi hiểu hơn về hoàn cảnh, kết nối với cậu bé qua các trò chơi, hoạt động, Trang đã từng bước khiến cậu bé chấp nhận mình. Thậm chí, bây giờ, cô còn khá thân với cậu bé đó nữa.
“Về sau, tôi cũng có hỏi là tại sao em lại làm vậy thì em bảo ‘chỉ muốn trêu chị thôi’. Cũng nhân dịp đó, tôi nói với em cảm xúc của mình khi bị phản ứng như thế để sau này bạn ấy có những ứng xử phù hợp hơn”.
Quỳnh Trang (trái) làm việc vào một ngày mùa đông năm nay. |
24 tuổi, tốt nghiệp ngành Công tác xã hội (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn), Quỳnh Trang làm việc cho Rồng Xanh đã được 1 năm nay. Đây cũng là thời gian khó khăn với trẻ em đường phố khi dịch bệnh Covid-19 ập đến. Các em không được đến trường, kinh tế, việc làm khó khăn, khiến số lượng trẻ bị đẩy ra đường phố nhiều hơn.
Trước khi nhận việc ở đây, cô gái sinh năm 1998 đã đọc kỹ bản mô tả công việc. Trang cảm thấy khá tự tin vì nó không xa lạ với những gì cô đã được học. Nhưng chỉ sau một tháng thử việc, cô bị “sốc” vì thực tế công việc rất khó và khác với những gì cô đã nghĩ. “Tôi còn quá trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm. Tôi đã không nghĩ vấn đề khó đến như vậy, và có nhiều đứa trẻ bị tổn thương đến như vậy”.
Từ khi được chuyển sang đội tìm kiếm, Trang cảm thấy mình được phát huy hết khả năng, được trải nghiệm, được trưởng thành và bị cuốn theo số phận của những đứa trẻ. Nhiệm vụ của cô là kết nối để làm bạn với bọn trẻ. Khi đã tạo được lòng tin, Trang sẽ tìm hiểu lý do khiến đứa trẻ phải lao ra đường. Những đứa trẻ này thường lăn lộn kiếm ăn trên phố bằng những công việc như ăn xin, bán kẹo, đánh giày, thậm chí là trộm cắp, là nạn nhân của những kẻ lạm dụng tình dục, sử dụng hay buôn bán ma tuý.
Mục đích cuối cùng là đưa trẻ trở về với gia đình, với trường học, hoặc định hướng cho trẻ đi theo những con đường đúng đắn như học nghề, học kỹ năng để tìm kiếm công việc ổn định.
Là một thành viên trong đội tìm kiếm, mỗi tuần, Trang được phân công 2-3 ca ra đường để tìm kiếm và kết nối với trẻ em đường phố. Nơi làm việc của cô là công viên, ghế đá, bến xe, gầm cầu… - bất cứ nơi nào mà trẻ đường phố chọn làm nơi trú ẩn cho mình.
Kể về một trường hợp có thể tạm gọi là thành công, Trang nói, những trường hợp như em T. là động lực giúp cô muốn tiếp tục gắn bó với công việc này.
Khi Trang gặp T., cậu bé đang là trẻ ăn xin trên đường cùng với đám bạn. T. sống cùng bà ngoại. Mẹ cậu đi tù, đến khi nào được ra thì bà ngoại cũng không biết. Bố đi lấy vợ khác, nhà nội không chấp nhận T. nên không đoái hoài gì đến.
Bà rất quan tâm và thương cháu nhưng bà đã già, không thể kiểm soát nổi một cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn, lại phải chịu quá nhiều tổn thương đến như vậy. T. không có nhiều bạn bè nên khi có người sẵn sàng chơi với mình, cậu mặc định nghe theo mọi lời rủ rê của chúng. Đám bạn suốt ngày lang thang trên phố. Chúng cần tiền ăn uống, chơi game nên rủ nhau đi ăn xin.
Thời gian đầu, cứ mỗi lần thấy Trang tới là T. chạy biến, không muốn tiếp xúc. Nhưng sau một thời gian kiên trì, đến tận nhà gặp và nói chuyện với cả bà ngoại T. để hiểu hoàn cảnh, Trang bắt đầu được T. chấp nhận. “Tôi chỉ rủ con đến tổ chức để chơi, không hỏi nhiều, không phán xét. Dần dần, con cảm nhận được sự chân thành nên đã mở lòng nói chuyện. Quá trình đó mất khoảng 3 tháng. Đến giờ, T. không còn ra đường ăn xin nữa, cũng không đi theo nhóm bạn xấu nữa. Con tham gia các hoạt động của tổ chức nhiều hơn và đang cố gắng trong việc học tập”.
“Một hôm, khi tôi đưa con đi đá bóng về, con hỏi ‘cô có biết ngày xưa nếu không gặp cô thì giờ con đang ở đâu không?’. Tôi nói là cô không biết, thì bạn ấy đáp: ‘Con đang đi ăn xin ở ngoài hồ ấy’”.
Nghe câu nói ấy, Trang biết là những việc mình làm đang có những tác động tích cực tới cậu bé này. Trong đợt dịch, thỉnh thoảng, Trang vẫn gọi điện cho T. để hỏi thăm tình hình. Cậu bảo “những lúc chán thì con giúp bà làm việc nhà, chứ không đi ra ngoài như ngày xưa nữa”. Lúc tức giận với bà, T. cũng không vùng vằng bỏ đi nữa, mà sẽ gọi điện cho cô Trang để bình tĩnh lại.
Một hôm, khi được hỏi về ước mơ, cậu bé 11 tuổi đã nói rằng: “Con ước được làm ông tiên để ban phép màu cho nhiều người, giống như cô Trang đi giúp đỡ mọi người vậy”. T. cũng ước sớm được gặp lại mẹ - người mà em đã mất liên lạc từ khi mẹ phải ngồi tù.
Những đứa trẻ sống trên đường phố có ý thức cảnh giác cao trước người lạ. |
Nếu như T. là một trường hợp có thể tạm gọi là thành công thì H. lại là một sự bất lực với Trang.
H. là bạn cùng nhóm đi ăn xin với T. Cô gặp cả hai cùng thời điểm. H. cũng là một đứa trẻ nhiều tổn thương khi nhiều thế hệ trong gia đình em có tiền sử sử dụng chất ma tuý. Mẹ em có vấn đề về sức khoẻ tâm thần vì sử dụng thuốc quá nhiều. Bố em bỏ đi, không có liên lạc gì. Hai mẹ con đang sống tạm bợ trong một túp lều ở ngoại thành Hà Nội.
Trang cảm nhận được tình mẫu tử ở người phụ nữ này. Nhưng chính chị còn đang loay hoay với cuộc đời mình. Chị không có kiến thức, không đủ tỉnh táo và uy tín để dạy được H. Việc duy nhất mà chị có thể làm là chửi mắng con và đi theo xem nó có làm gì nguy hiểm không.
Sống trong môi trường như thế, H. cảm thấy bị bế tắc. Cậu còn quá nhỏ để có thể thoát ra. Càng ngày H. càng có những biểu hiện xấu đi, mặc dù vẫn vui vẻ khi gặp Trang.
“Tôi cảm thấy buồn và vô cùng trăn trở, hình như mình làm chưa đủ hoặc chưa đúng cách”.
Đó là những cảm xúc mà đội ngũ của tổ chức thường xuyên phải đối mặt.
Trang cho rằng, tổn thương của những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ mất đi. Nó chỉ chìm xuống khi trẻ đến độ tuổi có thể kiểm soát được cảm xúc hoặc khi nhận thức của chúng đã phát triển. Nhưng nó có thể quay trở lại mỗi khi có sang chấn. Vì thế, việc những đứa trẻ đã có thay đổi tích cực, nhưng sau một thời gian lại quay trở lại tình trạng cũ hoặc trầm trọng hơn là chuyện bình thường.
Đó là thách thức trong công việc của 100 nhân viên ở Rồng Xanh – những người đang nỗ lực mỗi ngày để giải cứu cuộc đời những đứa trẻ không được lựa chọn nơi mình sinh ra.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
" alt="Cô gái 24 tuổi chuyên đi 'dỗ' trẻ em đường phố"/>NSƯT Lê Văn Duy tên thật là Dương Ngọc Chúc, năm 1942 tại Thị Nghè, Sài Gòn. Ông là con thứ 4 trong gia đình, anh trai là nhà văn Dương Ngọc Huy, em gái là biên kịch Dương Cẩm Thúy.
Năm tháng hoạt động cách mạng, Lê Văn Duy và anh trai Dương Ngọc Huy đều lấy họ Lê của mẹ làm bí danh. Ban đầu, ông hoạt động với tên Lê Hằng, sau khi kết thúc thời gian học ở trường Giáo dục Tháng Tám, Cà Mau quyết định dùng tên Lê Văn Duy làm bút danh.
Lê Văn Duy từng là phóng viên chiến trường, quay các phóng sự và phim tài liệu, từng tham gia Chiến dịch Mậu Thân.
Ông cũng từng giữ chức vụ Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu và Tổng thư ký Hội Điện ảnh TP.HCM. Về hữu, ông lại chuyển sang làm nhiếp ảnh. Năm 2019, đạo diễn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Xuyên suốt sự nghiệp, Lê Văn Duy đạo diễn, biên kịch nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông là người đầu tiên làm phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Trang Thế Hy...
Ông đạo diễn các phim Viên ngọc Côn Sơn, Nàng Hương, Phượng.... Trong đó, phim Nàng Hươnglà tác phẩm điện ảnh cuối cùng của diễn viên Lê Công Tuấn Anh. Sau khi anh tự tử, Lê Văn Duy quyết định dừng bộ phim mãi mãi ở tập 6.
NSƯT cũng biên kịch cho nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó có Đời người hát rongcủa Nguyễn Mộng Long được ông viết kịch bản từ truyện ngắn của Mạc Can.
Ngoài phim ảnh, ông còn viết hàng trăm bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, phim tài liệu và phim truyện. Trong đó có phim Đối thoại với quê hươngvề chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Chuyện chưa kể bên mộ nghệ sĩ Thanh Nga, diễn viên Lê Công Tuấn AnhCác dịp giỗ ngày 17/10 hàng năm của Lê Công Tuấn Anh, Minh Anh thường đến sớm một ngày, đi một mình hoặc cùng mẹ. Cô dọn dẹp mộ sạch sẽ, đặt hoa tươi lên rồi đi.
" alt="Lê Văn Duy"/>"Em hiểu cảm nhận của anh bây giờ như thế nào. Đó là cảm giác có con mà không được quyền thương con. Em nghĩ con cái cũng là cái duyên. Vợ chồng mình không còn hy vọng và cơ hội nữa. Anh hãy đưa Hạt Dẻ về nuôi", Liễu nói với Hào.
Cũng trong tập này, sau khi biết cha con Mô (Thái Hòa) ở chợ bán rau lớn nhất thành phố, Khoản (Cao Minh Đạt) lập tức đi tìm. Sau khi thấy Mô, Khoản đòi đưa Hạt Dẻ về nhà.
"Mày nghĩ là mày trốn được tao à? Trả con nhỏ lại cho tao", Khoản dọa nạt Mô. Thấy vậy, cha con Mô vô cùng sợ hãi. Khoản không những không dừng lại mà còn tiếp tục nói với Hạt Dẻ: "Con là con của mẹ Loan, cháu ruột của bác. Bác sẽ đưa con về nhà bà ngoại".
Ở một diễn biến khác, không rõ vì nguyên nhân gì mà Hồng (Ngọc Lan) bị bà chủ đánh đập thậm tệ. Trong lúc mê sảng, Hồng cầu xin bà chủ cho mình tiền để cứu con đang bị ốm. "Má ơi, con của con bệnh nặng lắm. Con cần tiền", Hồng vừa khóc vừa van nài.
Liệu Mô có giao Hạt Dẻ lại cho Khoản? Diễn biến chi tiết tập 39 phim Mẹ rơmsẽ lên sóng tối 5/1, trên VTV1.
Lily Chen ‘Mẹ rơm’: Tôi luôn sẵn sàng cho một mối quan hệ nghiêm túc“Bản thân tôi lúc nào cũng sẵn sàng cho một mối quan hệ nghiêm túc, còn có nên duyên vợ chồng hay không thì nó là câu chuyện khác nữa", Lily Chen chia sẻ." alt="'Mẹ rơm' tập 39: Liễu đồng ý cho chồng đón con riêng về nuôi"/>'Mẹ rơm' tập 39: Liễu đồng ý cho chồng đón con riêng về nuôi